Author:
Dương Thúy Yên,Trần Thị Ngọc Hân
Abstract
Nghiên cứu nhằm kiểm chứng có hay không con lai giữa cá bông lau và tra bần đang được nuôi ở một số nông hộ. Mẫu cá của hai loài và bốn mẫu cá giống từ một số hộ dân được phân tích gen ty thể Cytochrome C oxidase subunit I (COI) và gen trong nhân Rhodopsin (Rho). Kết quả dựa trên COI cho thấy có 3 mẫu cá nghi ngờ (L1, L2 và L3) có mẹ là tra bần và một mẫu (L4) có mẹ là bông lau với mức độ tương đồng với loài mẹ 100%. Gen Rho có bảy vị trí khác biệt (trong 766 bp) giữa bông lau và tra bần. Bốn mẫu con lai đều có hai nucleotide của hai loài trùng lắp nhau ở bảy vị trí trên, chứng tỏ chúng là con lai của hai loài. Kết quả kết hợp từ hai gen chứng tỏ L1, L2 và L3 là con lai ♀ tra bần x ♂ bông lau, L4 là con lai ♀ bông lau x ♂ tra bần. Như vậy, việc lai tạo giữa hai loài cá đang xảy ra và vấn đề này cần được nghiên cứu để đánh giá tác động của con lai đến nguồn lợi thủy sản.
Reference35 articles.
1. Baird, I. (1996). Khone falls fishers. Catch and Culture: Mekong Fisheries Network, 2(2), 1-3. http://www.mekonginfo.org/assets/midocs/0001824-biota-khone-falls-fisheries.pdf.
2. Ballard, J. W. O., & Whitlock, M. C. (2004). The incomplete natural history of mitochondria. Molecular Ecology, 13(4), 729-744. https://doi.org/https://doi.org/10.1046/j.1365-294X.2003.02063.x
3. Bohling, J. H. (2016). Strategies to address the conservation threats posed by hybridization and genetic introgression. Biological Conservation, 203, 321-327. https://doi.org/10.1016/j.biocon.2016.10.011
4. Bucklin, A., Steinke, D., & Blanco-Bercial, L. (2011). DNA barcoding of marine metazoa. Annual Review of Marine Science, 3, 471-508. https://doi.org/10.1146/annurev-marine-120308-080950
5. Chen, W.-J. J., Miya, M., Saitoh, K., & Mayden, R. L. (2008). Phylogenetic utility of two existing and four novel nuclear gene loci in reconstructing Tree of Life of ray-finned fishes: the order Cypriniformes (Ostariophysi) as a case study. Gene, 423(2), 125-134. https://doi.org/10.1016/j.gene.2008.07.016